Ý nghĩa của món ăn trong cỗ cưới truyền thống

Khi đi dự tiệc cưới hầu hết sẽ gặp các món ăn tương tự nhau, nhưng ít ai biết được lý do lựa chọn những món ăn đó trong cỗ cưới truyền thống của Việt Nam. Mỗi món ăn là một lời chúc phúc đến tân lang, tân nương.

1. Xôi gấc: Hạnh phúc viên mãn

Xôi gấc có màu đỏ tươi biểu trưng cho tình yêu và hạnh phúc viên mãn. Màu đỏ của gấc là màu tự nhiên của đất trời, mang đến sự dung hòa, đồng điệu trong đời sống hôn nhân. Món ăn này có vị dẻo thơm của những hạt lúa nếp, vị ngậy từ quả gấc và bùi từ đỗ xanh. Không chỉ góp mặt trên bàn tiệc cưới, xôi gấc còn được dùng trong các dịp lễ tết, mừng thọ, cúng giao thừa...

Trên mâm cỗ cưới hiện đại, xôi gấc có thể được thay thế bằng xôi xéo, xôi dừa, xôi lá dứa.


2. Thịt gà luộc: Trong ấm ngoài êm

Theo quan niệm của người xưa, gà luộc tượng trưng cho sự ấm no, hạnh phúc. Vì thế, món gà luộc thường được chọn làm món ăn không thể thiếu trên bàn tiệc cưới. 

Để thêm phần sáng tạo, nhiều gia đinh thay thế gà luộc bằng gà quay, gà nướng, gà hầm.


3. Giò chả: Gắn bó keo sơn

Trên mâm cỗ cưới, người đầu bếp sẽ thái khoanh giò bày trên đĩa nhỏ nông lòng, chả sẽ được thái hình thoi xếp thành ngôi sao 8 hoặc 10 cánh để cầu may mắn. Sự sắp xếp đĩa giò, đĩa chả gần nhau là lời nhắc nhở về tình nghĩa vợ chồng thủy chung, keo sơn. Giò được gói trong lá chuối có ý nghĩa sum vầy, vun vén hạnh phúc.

4. Nem: Đồng lòng vượt qua khó khăn

Nem là món ăn quen thuộc và phổ biến ở tất cả các vùng miền trên cả nước. Nguyên liệu chính của nem bao gồm thịt băm, miến, nấm hương, trứng, hành lá, giá đỗ... trộn đều cùng nhau, nêm nếm gia vị rồi đem gói vào từng chiếc bánh tráng tròn trịa và chiên vàng. Tùy vào khẩu vị và sở thích mà các nguyên liệu và gia vị có thể tăng giảm cho vừa miệng.

Sự hòa quện của các nguyên liệu trong món nem gợi đến sự đồng điệu, chia ngọt sẻ bùi trong cuộc sống vợ chồng. Nem được rán ở nhiệt độ cao mà vẫn thơm giòn tượng trưng cho sự đồng lòng cùng vượt qua gian nan, thử thách trong cuộc sống của vợ và chồng.

Hiện nay, món nem rán truyền thống thường được thay bằng nem hải sản, nem nấm,...


6. Thịt đông: Trong trẻo vạn niên, tình duyên tốt đẹp

Món ăn này có phần thịt trong như thạch thể hiện cho sự an lành, trong trẻo của tình yêu. Sự hòa quyện, gắn kết giữa các thành phần của món ăn một cách tự nhiên như một lời chúc phúc gửi đến cặp tân lang và tân nương.

7. Thịt kho tàu: Trên thuận dưới hòa

Thịt kho là món ăn thân quen, gắn bó với các thành viên trong gia đình. Để có món thịt kho đúng kiểu, người đầu bếp sử dụng thịt rọi với tỷ lệ nạc và mỡ bằng nhau. Sự hòa quyện của miếng thịt tượng trung cho sự gắn bó, "trên thuận dưới hòa" của gia đình. Trứng vịt sử dụng trong món ăn này không được cắt ra khi nấu mà để nguyên cả quả với ngụ ý hạnh phúc trọn vẹn.

Trong mâm cỗ cưới thời nay, món thịt kho thường được thay thế bằng thịt quay, chân giò hầm,...


Theo ngoisao.net

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phong tục cưới: Cưới kiểu Mexico

Thực đơn tiệc cưới toàn món ngon đúng chuẩn miền Bắc

Xu hướng tóc cô dâu gây sốt mùa cưới năm 2018