Các phong tục lạ về đám cưới trên thế giới

Các phong tục về đám cưới trên thế giới rất phong phú, đa dạng nhưng đôi khi cũng rất lạ lùng.

Tục "đa phu"
Hôn nhân của dân tộc Tạng rất phức tạp. Nói chung, có 3 chế độ: 1 vợ 1 chồng, 1 chồng nhiều vợ, 1 vợ nhiều chồng. Chế độ 1 chồng nhiều vợ thường xảy ra ở những gia đình giàu có, thường là chị em lấy chung 1 chồng. Chế độ một vợ nhiều chồng chỉ nhiều anh em lấy chung 1 vợ. Gia đình kiểu này thường là mẫu hệ.
Lại có chuyện nhiều bạn bè lấy chung 1 vợ. Có trường hợp 1 người bạn thân đến nhà bạn và nhà bạn thiếu người làm cho nên ở lại nhà bạn và quan hệ luôn với vợ bạn.

5 anh em cưới chung 1 vợ.
Truyền thống "đa phu" của người Hindu từng rất phổ biến ở Ấn Độ nhưng hiện nay chỉ còn tồn tại ở một số cộng đồng nhỏ, đặc biệt là ở nơi nam giới chiếm đa số như ở vùng Dehradun, phía Bắc Ấn Độ. Theo phong tục hôn nhân kỳ quặc này khi một cô gái lấy chồng, gia đình chồng có bao nhiêu anh em trai thì cô sẽ phải làm vợ của tất cả bọn họ.
Truyền thống lấy anh em trai được cho là có nguồn gốc từ sử thi Mahabharatha, trong đó Draupadi, con gái của Vua Pancha, đã kết hôn với 5 anh em ruột. Truyền thống này được cho là cách để giữ nguyên đất đai của gia đình vì nếu lấy nhiều vợ thì gia đình sẽ phải chia đất đai cho các con.

Mẹ cô dâu chứng kiến "đêm động phòng"
Trong phong tục Columbia, mẹ cô dâu sẽ chứng kiến đêm động phòng của cặp đôi mới cưới.
Columbia là vùng đất có rất nhiều phong tục kỳ lạ. Theo truyền thống của người Columbia đêm động phòng của cặp đôi mới cưới phải được thực hiện dưới sự chứng kiến của mẹ cô dâu. Họ cho rằng sự giám sát của mẹ cô dâu sẽ rất hữu ích khi vợ chồng trẻ chưa có kinh nghiệm yêu đương.

Người mẹ sẽ ngồi quan sát con gái và con rể "động phòng" trong đêm tân hôn. Nếu có vấn đề, bà sẽ lập tức đưa ra những chỉ dẫn cần thiết cho đôi uyên ương. Theo quan niệm của người Columbia, đêm tân hôn có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống vợ chồng, mối quan hệ giữa hai vợ chồng sẽ gắn bó chặt chẽ hơn nhờ sự đồng điệu trong "chuyện ấy". Người Columbia cho rằng phong tục kỳ quặc này sẽ giúp hai vợ chồng duy trì tình cảm bền lâu hơn.

Ném cô dâu
Vùng núi Ô Long bên bờ sông Tân An thuộc Vân Nam có vài làng chài. Người dân ở đây biết bơi từ trong bụng mẹ. Các gia đình thường lấy vợ cho con trước Tết Nguyên đán chừng 10 ngày để đón năm mới và cô dâu mới. Người dân ở đây có tục “ném cô dâu” trong lễ cưới. Thuyền cưới nhà trai kết hoa xanh đỏ, áp vào thuyền nhà gái, lá xanh và dây hoa rừng trắng. Ném cô dâu là 1 động tác vui vẻ, mạo hiểm và thượng võ. Chỉ cần không thận trọng là cô dâu và người ném có thể lăn xuống nước. Đó là điềm gở cho 2 gia đình và làm cho ngày Tết mất vui.
Khi cô dâu bị ném, 1 chàng trai là anh em hoặc có họ với cô sẽ ôm ngang lưng cô, 1 tay giữ phần mông, dùng sức ném cô dâu sang thuyền nhà trai trong tiếng hô “1,2,3…”. Người đỡ cô dâu ở bên nhà trai có thể là chú rể hoặc là 1 người đứng tuổi.Trong lễ ném cô dâu, thuyền nhà trai cho nổ 3 phát pháo, bên thuyền nhà gái nổ 2 phát pháo. Sau lễ ném cô dâu, mọi người đều trở về làng, đẩy ra cho cô dâu và chú rể 1 chiếc thuyền nhỏ, có đủ thức ăn dùng trong mấy ngày, cô dâu và chú rể bơi thuyền đến 1 nơi khuất nẻo, sống với nhau mấy ngày. Họ phải trở về nhà với bố mẹ vào ngày 23 tháng Chạp để chuẩn bị Tết.

Không được cưới vợ khi chưa học về "chuyện ấy"

Để giữ gìn hạnh phúc gia đình sau này, những thanh niên trên quần đảo Cook ở Nam Thái Bình Dương đến độ tuổi dậy thì sẽ phải học một lớp giáo dục về "chuyện ấy". Sẽ có một chuyên gia phụ trách dạy những thanh niên này các tuyệt chiêu cần thiết chốn phòng the. Họ sẽ được học cách giúp nữ giới "lên đỉnh" và làm thế nào để kéo dài thời gian xuất tinh. Các chàng trai đều phải trải qua lớp học này, nếu không học tập tốt sẽ không được cưới vợ.

Tục lệ đi "chợ" mua cô dâu
Bộ lạc Kalaidzhi tôn trọng truyền thống. Trước đây, họ thường đến các vùng quê để sửa chữa các đồ đạc bằng đồng. Ngày nay, đồ đồng không còn, họ quay sang sửa chữa ô tô, làm các công việc lưu động như xây dựng máng hay làm việc tại các công trường. Lối sống bán du mục khiến họ thường phải sống tách biệt với bộ lạc của mình. Tuy nhiên họ vẫn duy trì những giá trị truyền thống, chẳng hạn như kết hôn với cô gái trinh cùng bộ lạc.
Tục lệ Kalaidzhi không khuyến khích yêu đương hẹn hò trước hôn nhân và nghiêm cấm tình dục trước khi cưới.
Các cô gái xinh, đặc biệt là những cô da trắng, mắt xanh, thường có giá cao hơn. Vì lý do này mà các cô từ 16 tuổi hay đánh phấn trắng và nhuộm tóc.
Giá mỗi cô dâu thường khoảng 7.000 USD. Đó là thời thanh niên trai tráng Kalaidzhi kiếm được nhiều tiền khi làm việc ở Thổ Nhĩ Kỳ, trở về với xe hơi thể thao và rủng rỉnh tiền trong túi. Giờ đây, chú rể cố gắng thuyết phục nhạc phụ tương lai chấp nhận mức 5.000 USD nếu cô dâu xinh đẹp và còn trinh. Các cô cao tuổi hơn, hoặc đã ly dị thì giá thấp hơn.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phong tục cưới: Cưới kiểu Mexico

Thực đơn tiệc cưới toàn món ngon đúng chuẩn miền Bắc

Trang trí đám cưới với màu xanh biển