Cách tổ chức đám cưới trong nhà thờ đúng “chuẩn”


Đa phần người Việt khi làm lễ cưới thường làm tại nhà hoặc nhà hàng tiệc cưới nhưng với những người theo Đạo thì lễ cưới nên tổ chức và gần như bắt buộc phải tổ chức đám cưới ở nhà thờ vì đến đó đôi vợ chồng trẻ sẽ được Chúa và công đoàn chứng nhận, ban phước lành. Để tổ chức đám cưới ở nhà thờ đúng “chuẩn” các đôi uyên ương cũng cần tìm hiểu một số nghi thức sau.


1. Điều kiện để tổ chức
Những yếu tố tiên quyết để có thể làm lễ cưới tại đây là cả hai phải cùng theo đạo.Bên cạnh đó, đôi uyên ương sẽ phải cùng theo học một khóa học giáo lý tên là tiền hôn nhân do nhà thờ tổ chức, thời gian có thể khoảng 3 hoặc 6 tháng, tùy theo từng nhà thờ.
Nếu một trong hai người không theo đạo và người đó không học đi học giáo lý tân tòng (hay còn gọi là nhập tòng) để chịu phép rửa tội thì lễ cưới trong nhà thờ chỉ có thể diễn ra nhỏ gọn, nhanh chóng, gọi là “phép chuẩn”. Việc kết hôn sẽ diễn ra dưới sự làm chứng của vài người và không đầy đủ như Thánh lễ hôn phối chính thống. Trước đó, cô dâu chú rể phải đăng ký kết hôn theo luật dân sự tại phường, xã. Như vậy mới đủ điều kiện tổ chức đám cưới trong nhà thờ.
2. Tổ chức tại nhà thờ nào?
Không phải uyên ương muốn làm lễ cưới trong nhà thờ nào cũng được, mà phải làm lễ ở nơi cô dâu hoặc chú rể sinh sống, đa số các cặp đôi chọn tổ chức lễ cưới trong nhà thờ của giáo xứ bên cô dâu. Nếu muốn làm lễ cưới ở nhà thờ nào khác, phải có giấy ủy quyền của cha xứ tại giáo xứ của uyên ương gửi tới cha xứ của nhà thờ muốn được tổ chức lễ cưới.
3. Các thủ tục cần thiết cho một lễ cưới ?
– Cô dâu, chú rể tới gặp cha xứ, sau đó trình bày nguyện vọng tổ chức lễ cưới nhà thờ. Tiếp đó, cha xứ sẽ làm tờ khai hôn phối cho hai người để biết hai người có cùng theo đạo hay không.
– Nếu một trong hai người không theo đạo nhưng lại muốn tổ chức đám cưới trong nhà thờ theo hôn phối chính thức, thì người đó sẽ phải làm nhập tòng, chịu lễ rửa tội. Sau đó cùng học giáo lý tiền hôn nhân, khi hoàn thành khóa học sẽ được cấp giấy chứng nhận.



– Khi cặp đôi đã hoàn thành xong khóa học này và quyết tâm tiến tới hôn nhân, cha xứ sẽ làm lời rao hôn phối, rao liên tục trong ba ngày chủ nhật ở giáo xứ cả hai bên cô dâu và chú rể. Đây là nghi thức làm lễ cưới trong nhà thờ không thể thiếu, nhằm thông báo cho mọi người biết, chia vui với đôi uyên ương đồng thời nếu có ngăn trở hay có ý kiến phản đối, cha xứ sẽ xem xét.
– Nếu không có ai phản đối, cha xứ sẽ quyết định ngày cử hành hôn lễ.
– Đôi uyên ương buộc phải đi xưng tội trước lễ cưới hai ngày, nếu có thể hãy tham dự một buổi tĩnh tâm.
4. Nghi thức lễ cưới trong nhà thờ
Lễ Hôn phối là buổi lễ đặc biệt quan trọng, do vậy sẽ có những trình tự, nghi thức cố định mà nhà thờ đưa ra.
– Lễ cưới sẽ diễn ra trong nhà thờ với người làm chứng, người chứng hôn (thường cha xứ ).
Cha xứ sẽ làm phép thành hôn và uyên ương trao nhẫn cưới cho nhau
– Cô dâu chú rể sẽ trao đổi lời thề nguyện bên nhau trọn đời.
– Cha xứ sẽ làm phép thành hôn và uyên ương trao nhẫn cưới cho nhau
– Sau khi thủ tục trên thánh đường đã xong, cặp đôi sẽ ký tên vào sổ Hôn phối của nhà thờ. Cùng với chữ ký của Cha xứ, chữ ký chứng giám hôn phối của 2 người làm chứng đại diện cho cô dâu, chú rể. Tới đây, mọi nghi thức tổ chức lễ cưới trong nhà thờ đã hoàn tất, đôi uyên ương chính thức là vợ chồng trong giáo họ.
5. Cách trang trí lễ cưới trong nhà thờ
Không gian lễ cưới luôn là điều hây ấn tượng đầu tiên với khách mời, vì thế trang trí lối ra vào nên là ý tưởng đầu tiên để bạn cân nhắc.



 Đối với cổng lớn, có thể đan hoa thành vòng bao quanh vòm cửa. Cách trang trí này đơn giản nhưng tinh tế ấy vừa phù hợp với khung cảnh nhà thờ, lại vừa làm mãn nhãn khách mời. Hoa tươi sẽ luôn là là  lựa chọn hàng đầu cho công việc trang trí lễ cưới tại nhà thờ.
(Sưu Tầm)

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phong tục cưới: Cưới kiểu Mexico

Thực đơn tiệc cưới toàn món ngon đúng chuẩn miền Bắc

Trang trí đám cưới với màu xanh biển